Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thi hành Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi mảnh đất gần trăm năm chúng đô hộ.

Tháng 10 năm 1954, nhân dân Hà Nội tưng bừng phấn khởi đón đoàn quân chiến thắng trở về. Trong số những anh bộ đội Cụ Hồ ngày 10 tháng 10 năm ấy có cán bộ, chiến sĩ đại đoàn quân Tiên Phong. Đại biểu đại đoàn đầu tiên này của quân đội ta đã được Bác dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Thắng lợi rồi, nhưng Tổ quốc mới được giải phóng một nửa, quân thù còn đó, miền Nam vẫn nằm trong sự kiểm soát của đối phương, sự nghiệp “cứu nước giữ nước” còn dài...

Sau đó, Trung ương Đảng và Chính phủ đã về Hà Nội. Thể theo nguyện vọng của nhân dân Thủ đô và cả nước, Chính phủ quyết định tổ chức một buổi lễ công khai đón mừng Hồ Chủ tịch, Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô nhân ngày tết năm mới mùng 01 tháng 01 năm 1955.

Để chuẩn bị cho ngày lễ lớn, trọng thể này, Trung ương, Chính phủ đã có nhiều cuộc họp. Các cơ quan an ninh văn hóa, nông nghiệp, thương nghiệp, y tế... của Trung ương, Hà Nội đã khẩn trương tiến hành mọi công tác bảo đảm cho ngày vui mừng đó.

Vào một ngày cuối tháng 12 năm 1954, Chính phủ họp phiên họp cuối cùng trong năm, để xem xét lại toàn bộ công tác tổ chức cho ngày lễ mùng 01 tháng 01 năm 1955.

Tất cả những phiên họp trước đó, Bác đều có dự nhưng chưa lần nào phát biểu ý kiến. Vào những phút cuối phiên họp. Bác mới đề nghị được “tham gia”.

Theo nhớ lại của một số thành viên trong cuộc họp ấy, Bác nói đại ý:

- Bác hoan nghênh và cảm ơn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, các cô, các chú, các các cơ quan đã vất vả, chuẩn bị đón Trung ương, Chính phủ về Hà Nội. Bác nghĩ ta không nên chiếu “cinema” vì thành phố mới giải phóng, chiếu ngoài trời có nhiều điều phức tạp. Nên phát cho mỗi đại biểu ở xa về, nhất là đồng bào dân tộc, một biển nhỏ ghi tên họ, đại biểu tỉnh nào, ăn ở tại khách sạn nào để khi lạc đường công an có thể đưa về. Mỗi ngã ba, ngã tư nên có một lều Hội Chữ thập đỏ có bác sĩ, thuốc chăm sóc người yếu mệt. Đầu đường, cuối phố nên có các thùng nước đun sôi để nguội, có vài cái ca nhôm, buộc quai ca vào thùng nước để đồng bào uống. Về vệ sinh phải có các xe lưu động để nhân dân không “đi” bậy bạ...

Bác dừng lời.

Một cán bộ cấp cao được tham dự buổi họp ấy cho biết: Sau khi chủ tọa phiên họp hỏi: “Ai có ý kiến gì nữa không?” Tất cả đều im lặng... Thế đấy! Bác không răn dạy ai, nhưng Bác lo cho dân những điều mà có lúc nhiều cán bộ còn quên. Bài học ấy mới sâu sắc làm sao.

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Ngày 26 tháng 6 năm 1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khoá 1 tiến hành khai giảng trọng thể theo đúng nghi thức quân sự chính quy. Đoàn quân nhạc...
Sau ngày 06 tháng 3 năm 1946, tôi đang chiến đấu ở vùng ven thành phố Sài Gòn thì được giao nhiệm vụ về Mỹ Tho, Tân An quy tụ các đồng chí, tập...
Ngày 09 tháng 12 năm 1961, Bác Hồ có cuộc gặp với cán bộ, đảng viên lão thành cách mạng hai tỉnh “đỏ” Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là những đảng...
Năm 1962, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc.  Bác Hồ...
Mấy năm gần đây, Chính phủ đã chỉ thị cho các cơ quan dù mới thành lập cũng không được xây hội trường. Thật là chí lý. Vì nhiều vụ, hội,...
Anh Việt Phương có kể câu chuyện về một cháu bé con một đồng chí cán bộ Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan, rồi vì công tác, buổi...
Hồ Chí Minh cho rằng “muốn làm bạn phải hiểu nhau”. Nếu “không hiểu nhau không thành bạn”. Tất cả công việc “làm bạn” là để cùng...
Tháng 02 năm 1948, chừng ít ngày sau tết Nguyên đán, tôi lại được gặp Bác Hồ. Lúc này tôi đã chuyển sang làm sĩ quan ở Cục Tuyên huấn quân đội,...
Tháng 12 năm 1994, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trên đất...
Ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, Bác Hồ đã vận động “diệt giặc dốt”. Bao nhiêu lớp “bình dân” đã được mở, vợ dạy...
“Lập” tiếng Hán có nhiều nghĩa. Là “đứng thẳng” như “lập nghiêm”, là “đặt” như “thành lập”, là “tức thì” như “lập tức”......
Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khu nhà cao tầng cũ, mới được mang tên là khu tập thể, chung cư, cư xá. Trong khu dân cư này có rất...
Trang 1 2 3 4 5