Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khu nhà cao tầng cũ, mới được mang tên là khu tập thể, chung cư, cư xá. Trong khu dân cư này có rất nhiều quan, quan to là đằng khác, nhưng cư dân không gọi là “khu quan” hay “quan khu”.

Thế mà ở thị xã Hưng Yên (chắc gì chỉ có ở thị xã này) có một dãy phố không mang tên ông trưởng phố - ví dụ phố Ông Cù - mà lại có tên rất lịch sử “phố Trần Dư” (nhại tên Trần Khánh Dư chăng?), nói lái ra là phố “trừ dân” (vì toàn quan). Nhân dân thẳng ruột ngựa chẳng “lái lối” gì, nói toạc ra là “toàn quan” thôi. Có kẻ “ác độc” (hay đã nắm được “vấn đề”?) lại đặt một tên khác: phố Ka Xê, âm là thế mà chữ “K.C”. Phố “kháng chiến”, phố “cát-xét”, phố anh bộ đội đi K đi C chăng? Tùy khách vãng lai. Nhà báo - “tình báo” thăm dò, hỏi han thì mấy bà hàng nước mất chỗ ngồi trong phố đó, nói cũng không đến nỗi bé lắm: “Kháng chiến gì, “kẻ cắp” đấy?”. Nghe mà giật mình!

Chưa biết thực hư, đúng sai thế nào, cứ là tránh xa đi, không vãng lai đến đó, để cho nó an toàn...

Lại nghĩ, hay là dân “phẫn nộ” vấn đề tham ô lãng phí, ăn lãng phí, chơi lãng phí, đầu tư lãng phí, xây dựng lãng phí, tổng kết lãng phí, “công trình khoa học” lãng phí?

Bèn tâm sự với một nhà L.C - tức là Liêm Chính, một ông C.K - tức là Cần Kiệm để trình bày “thắc mắc”.

Ông Cần Kiệm mở một cuốn sách, chỉ vào một trang báo: Báo Nhân dân số 2155 ra ngày 11 tháng 02 năm 1960 khiếp! Nguồn chính xác quá! Có bài của Bác Hồ như sau:

Phải gây được một không khí công chúng công phẫn và tẩy chay về mặt đạo đức đối với những kẻ “khôn ngoan nhất đời”.

Bác còn dẫn ý kiến một nhà lãnh đạo nước ngoài (tôi nghĩ bụng: ông Lênin chăng?) rằng “những kẻ khôn ngoan nhất đời” ấy là những con lợn sục vào vườn rau của nhà nước và ngoạm lấy ngoạm để một cách trơ trẽn.

Tôi giật mình, cảm ơn đồng chí Cần Kiệm đã cho một bài học quý, cảnh giác. May quá, mình chưa “phải”, chưa được vào vườn rau của nhà nước, nói văn nghệ như ông nhà nhạc là “chùm khế ngọt”... để “sục và ngoạm”.

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Ngày 26 tháng 6 năm 1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khoá 1 tiến hành khai giảng trọng thể theo đúng nghi thức quân sự chính quy. Đoàn quân nhạc...
Sau ngày 06 tháng 3 năm 1946, tôi đang chiến đấu ở vùng ven thành phố Sài Gòn thì được giao nhiệm vụ về Mỹ Tho, Tân An quy tụ các đồng chí, tập...
Ngày 09 tháng 12 năm 1961, Bác Hồ có cuộc gặp với cán bộ, đảng viên lão thành cách mạng hai tỉnh “đỏ” Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là những đảng...
Năm 1962, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc.  Bác Hồ...
Mấy năm gần đây, Chính phủ đã chỉ thị cho các cơ quan dù mới thành lập cũng không được xây hội trường. Thật là chí lý. Vì nhiều vụ, hội,...
Anh Việt Phương có kể câu chuyện về một cháu bé con một đồng chí cán bộ Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan, rồi vì công tác, buổi...
Hồ Chí Minh cho rằng “muốn làm bạn phải hiểu nhau”. Nếu “không hiểu nhau không thành bạn”. Tất cả công việc “làm bạn” là để cùng...
Tháng 02 năm 1948, chừng ít ngày sau tết Nguyên đán, tôi lại được gặp Bác Hồ. Lúc này tôi đã chuyển sang làm sĩ quan ở Cục Tuyên huấn quân đội,...
Tháng 12 năm 1994, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trên đất...
Ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, Bác Hồ đã vận động “diệt giặc dốt”. Bao nhiêu lớp “bình dân” đã được mở, vợ dạy...
“Lập” tiếng Hán có nhiều nghĩa. Là “đứng thẳng” như “lập nghiêm”, là “đặt” như “thành lập”, là “tức thì” như “lập tức”......
Nhiều cán bộ, đi đâu, dự đâu lúc nào cũng nhờ văn phòng, thư ký, trợ lý hoặc là viết sẵn bài phát biểu hoặc là chấp bút, gạch đầu dòng....
Trang 1 2 3 4 5