Tháng 02 năm 1948, chừng ít ngày sau tết Nguyên đán, tôi lại được gặp Bác Hồ. Lúc này tôi đã chuyển sang làm sĩ quan ở Cục Tuyên huấn quân đội, phụ trách tờ báo Bạn chiến đấu, xuất bản bằng tiếng Đức nhằm mục đích kêu gọi lính lê dương người Đức và người Áo chấm dứt cuộc đời làm lính đánh thuê cho bọn thực dân Pháp. Hồi bấy giờ, không ít người Đức và người Áo đã mù quáng đi theo con đường phi nghĩa và bế tắc đó.

Cơ quan chúng tôi đóng ở gần Thái Nguyên, cách Hà Nội chừng 80 kilômét, giữa khu rừng sâu Việt Bắc. Từ lâu rồi Việt Bắc đã trở thành cái nôi của cách mạng Việt Nam. Ở đây ngay từ buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã có nhiều cơ sở sản xuất, phục vụ trường học của chính quyền nhân dân. Tòa soạn và “nhà in” của chúng tôi cũng làm việc trong guồng máy chung căn cứ địa cách mạng ngày ấy. Ngoài việc ra tờ báo Bạn chiến đấu, chúng tôi còn in truyền đơn và tài liệu bằng tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập và tiếng Đức. Chúng tôi gọi báo Bạn chiến đấu là cơ quan đấu tranh của những người bạn của Việt Nam.

Một hôm, tòa báo nhận được bức thư đánh máy bằng tiếng Pháp, đề ngày 10 tháng 02 năm 1948, cuối thư là chữ ký của Hồ Chủ tịch bằng mực tím kèm theo dấu triện hình vuông của Chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ.

Bốn chữ “Chúc mừng năm mới” được đánh máy bằng tiếng Đức, cỡ chữ lớn. Cũng có điều tình cờ đáng mừng là bức thư của vị lãnh tụ tối cao đã đến đúng vào dịp sinh nhật của tôi. Hiện nay, tôi vẫn giữ bức thư này rất cẩn thận. Nó là cái cớ để tôi được đến chỗ làm việc của Bác. “Phủ Chủ tịch” là một túp lều tre, nằm bên bờ một dải rừng già. Túp lều này không có cửa, chỉ có rèm che. Khi bước vào, vì quá xúc động, mà khổ người tôi lại to, tôi va phải một bên rèm. Đang giữa lúc lúng túng, Người đưa cho tôi một quả cam và bảo: “Đồng chí cầm lấy!”. Đây chẳng những là một cử chỉ thân mật của Người, mà còn để tôi tránh bỡ ngỡ. Ngay từ giây phút đầu, Người nói chuyện với tôi rất thoải mái, như người cha với đứa con ở xa về.

Bác pha nước, mời tôi uống và rút ra bao thuốc lá bảo tôi hút. Bác hút khá nhiều. Tôi lặng lẽ nhìn khắp gian phòng của Người. Bàn làm việc, mà cũng là bàn tiếp khách của Người, được ghép lại bằng mấy mảnh tre to. Trên bàn có một chiếc máy chữ nhỏ và cũ, ít giấy, cái ống tre đựng ít bút thường và bút chì. Ngay cả chiếc giường nằm của Người cũng làm bằng tre. Lúc tiếp tôi, Người mặc bộ quần áo nâu, trên cổ quàng chiếc khăn sợi đã cũ. Tôi hết sức xúc động, và cũng có phần lo ngại nữa bởi vì rét Việt Bắc này, Người cũng chỉ ăn mặc, sinh hoạt đơn giản như vậy thôi...

Trong bầu không khí đầm ấm. Người hỏi thăm tôi và công việc, sức khỏe và gia đình.

Đúng ba năm sau, tôi được đi dự Đại hội lần thứ hai của Đảng với tư cách là khách mời. Từ cơ quan, chúng tôi đã đi ngựa đến địa điểm của Đại hội. Địa điểm nằm cách Hà Nội chừng trăm kilômét theo đường chim bay. Khu vực Đại hội được bảo vệ cẩn mật, có cả một đơn vị pháo cảnh giới.

Trong những ngày Đại hội, tôi và những đồng chí nước ngoài được ăn cơm cùng mâm với Bác. Độ này, Bác đỡ gầy hơn. Theo phong tục Việt Nam, Người nâng các đĩa thức ăn, sẻ cho từng người một.

(Erwin Borschers - Công dân Đức, tên Việt là Chiến Sĩ)

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Ngày 26 tháng 6 năm 1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khoá 1 tiến hành khai giảng trọng thể theo đúng nghi thức quân sự chính quy. Đoàn quân nhạc...
Sau ngày 06 tháng 3 năm 1946, tôi đang chiến đấu ở vùng ven thành phố Sài Gòn thì được giao nhiệm vụ về Mỹ Tho, Tân An quy tụ các đồng chí, tập...
Ngày 09 tháng 12 năm 1961, Bác Hồ có cuộc gặp với cán bộ, đảng viên lão thành cách mạng hai tỉnh “đỏ” Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là những đảng...
Năm 1962, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc.  Bác Hồ...
Mấy năm gần đây, Chính phủ đã chỉ thị cho các cơ quan dù mới thành lập cũng không được xây hội trường. Thật là chí lý. Vì nhiều vụ, hội,...
Anh Việt Phương có kể câu chuyện về một cháu bé con một đồng chí cán bộ Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan, rồi vì công tác, buổi...
Hồ Chí Minh cho rằng “muốn làm bạn phải hiểu nhau”. Nếu “không hiểu nhau không thành bạn”. Tất cả công việc “làm bạn” là để cùng...
Tháng 12 năm 1994, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trên đất...
Ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, Bác Hồ đã vận động “diệt giặc dốt”. Bao nhiêu lớp “bình dân” đã được mở, vợ dạy...
“Lập” tiếng Hán có nhiều nghĩa. Là “đứng thẳng” như “lập nghiêm”, là “đặt” như “thành lập”, là “tức thì” như “lập tức”......
Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khu nhà cao tầng cũ, mới được mang tên là khu tập thể, chung cư, cư xá. Trong khu dân cư này có rất...
Nhiều cán bộ, đi đâu, dự đâu lúc nào cũng nhờ văn phòng, thư ký, trợ lý hoặc là viết sẵn bài phát biểu hoặc là chấp bút, gạch đầu dòng....
Trang 1 2 3 4 5