Con người là sản phẩm của thiên nhiên, của vũ trụ, của đất, trời mấy triệu năm nay vẫn chưa hoàn thiện, cả hình thể và tâm hồn.

“Bàn tay có ngón ngắn, ngón dài” - đó là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu nói đó không phải là một thang thuốc “cải tử hoàn sinh” cho ai đó đã đứng trước vành móng ngựa còn ngoan cố, lừa dối, xin xỏ quan tòa và dư luận. Câu đó ý chính cho ta biết, cho ta phải có một thái độ, một ứng xử như thế nào với tốt và xấu.

Sinh thời, Bác đã có lần nói: “Một đoàn thể mạnh thì cái tốt càng phát triển, cái dở ngày càng bớt đi. Một điều tốt phải đưa ra cho tất cả mọi người, cùng học. Một điều xấu phải đưa cho tất cả mọi người cùng biết để tránh”.

Mác-xim Goóc-ki, văn hào nước Nga chủ trương: “Giữa xấu và tốt, tôi thiên nhiều về cái tốt. Nhưng nếu chỉ khen tốt mãi mà không nêu được cái xấu ra thì chẳng khác gì cho (người có cái tốt) uống thuốc độc”.

Cái tốt không phải ngày một ngày hai là có được. Điều xấu cũng chẳng thể sớm chiều có thể bỏ. Bác cũng dạy rằng:

 “Xóa điều xấu, làm điều tốt không thể gấp gáp được. Vì nếu có nấu cơm cũng phải mất 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một nước đã gần tám mươi năm nô lệ, người tốt có, người xấu có, mỗi đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ thì vài ba giờ mới xong”. Đó là câu mà Bác nói với đồng bào Thanh Hóa ngày 20 tháng 02 năm 1947.

Bác nói: “Có người làm quan cách mạng chợ đỏ, chợ đen, khinh dân, mưu vinh thân, phì gia... Chính phủ Cộng hòa dân chủ là gì, là đầy tớ chung của dân. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài...”

Bác cho rằng: “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ... Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm”.

Nếu giống mạ tốt, cày bừa kỹ, chăm sóc thường xuyên, để không có ốc bươu vàng, không có nhiều cỏ thì đỡ công làm cỏ.

Nếu giống lúa xấu, lười biếng chẳng bảo ban nhau, có mọc ra rồi vẫn còn giấu giếm để cỏ lấn hết ruộng, công sức làm sạch cho ruộng, làm cây lúa tốt tươi lên hẳn là phải trả giá không thể rẻ được.

Hơn năm mươi năm qua, ý kiến của Bác về tốt - xấu với cán bộ, đảng viên, cơ quan, đoàn thể đến nay vẫn đầy đủ tính thời sự cấp bách.

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Ngày 26 tháng 6 năm 1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khoá 1 tiến hành khai giảng trọng thể theo đúng nghi thức quân sự chính quy. Đoàn quân nhạc...
Sau ngày 06 tháng 3 năm 1946, tôi đang chiến đấu ở vùng ven thành phố Sài Gòn thì được giao nhiệm vụ về Mỹ Tho, Tân An quy tụ các đồng chí, tập...
Ngày 09 tháng 12 năm 1961, Bác Hồ có cuộc gặp với cán bộ, đảng viên lão thành cách mạng hai tỉnh “đỏ” Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là những đảng...
Năm 1962, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc.  Bác Hồ...
Mấy năm gần đây, Chính phủ đã chỉ thị cho các cơ quan dù mới thành lập cũng không được xây hội trường. Thật là chí lý. Vì nhiều vụ, hội,...
Anh Việt Phương có kể câu chuyện về một cháu bé con một đồng chí cán bộ Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan, rồi vì công tác, buổi...
Hồ Chí Minh cho rằng “muốn làm bạn phải hiểu nhau”. Nếu “không hiểu nhau không thành bạn”. Tất cả công việc “làm bạn” là để cùng...
Tháng 02 năm 1948, chừng ít ngày sau tết Nguyên đán, tôi lại được gặp Bác Hồ. Lúc này tôi đã chuyển sang làm sĩ quan ở Cục Tuyên huấn quân đội,...
Tháng 12 năm 1994, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trên đất...
Ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, Bác Hồ đã vận động “diệt giặc dốt”. Bao nhiêu lớp “bình dân” đã được mở, vợ dạy...
“Lập” tiếng Hán có nhiều nghĩa. Là “đứng thẳng” như “lập nghiêm”, là “đặt” như “thành lập”, là “tức thì” như “lập tức”......
Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khu nhà cao tầng cũ, mới được mang tên là khu tập thể, chung cư, cư xá. Trong khu dân cư này có rất...
Trang 1 2 3 4 5