Có một cán bộ ngoài tám mươi tuổi nói chuyện với thanh niên, bà con thôn xóm thường mở đầu bằng hai chữ “ngày xưa”. Bọn trẻ tặng cụ danh hiệu “ông già khốt ta bít” (theo tên gọi một phim Liên Xô trước đây) hoặc cụ “hâm tỷ độ”.

Tuy nhiên một số lớn câu chuyện cụ kể cho con cháu trong nhà rất đúng, rất hay là đằng khác. Ví dụ như một câu chuyện sau:

Con trai cụ cũng đã hơn năm mươi “cái lá vàng rơi” làm đến chức cũng coi là cao lắm. Thỉnh thoảng cụ nghe anh ta nói điện thoại báo ngày, giờ sẽ đến, sẽ xuống địa phương, yêu cầu chuẩn bị điều này, việc nọ, nhắc nhở “khâu” đón tiếp các nhà báo, truyền hình “cho tế nhị”.

Hai, ba ngày sau, ông “quý tử” mang một băng video về, chiếu lên tivi nhà, thấy quang cảnh đón rước, nhậu nhẹt, linh đình, ầm ĩ. Cụ chỉ im lặng ngồi xem.

Nhân một buổi vắng nhà, chỉ có hai bố con, cụ gọi anh con trai đến bàn đôi ba việc gia đình. Sau đó cụ nói:

- Ngày xưa ấy mà (đúng là cụ ngày xưa), bố ở Việt Bắc rồi hòa bình về Hà Nội được đón tiếp nhiều lần Bác Hồ trong doanh trại, trên hội trường, lúc thì ở sân vận động, khi thì ở bãi cỏ bên núi... ít thấy khẩu hiệu, cờ xí lắm. Có lần Trung ương Hội Phụ nữ đón Bác, làm cổng chào hoa ồn ào. Bác không đi qua cổng đó, quay ra sau vào nhà khá lâu mà các bà, các chị ở phía trước cứ chờ mãi. Sau mới biết là Bác đã đến. Có chị phàn nàn:

- Chúng cháu đón Bác ở cổng lâu quá.

Bác cười nhỏ nhẹ:

- Cảm ơn các cô đã đón Bác. Nhưng Bác có phải vua đâu mà bày vẽ ra thế!

Ông con biết ngay ý của bố “ngày xưa” cãi:

- Bây giờ nó khác - anh ta tế nhị bỏ vế câu “ngày xưa khác” - bố ạ.

Cụ “ngày xưa” thủng thẳng nói:

- Có cái khác, có cái không thể khác, không gì khác, không nên khác, không được khác. Bác dạy: “Cán bộ là đầy tớ nhân dân. Xuống địa phương để làm việc cũng là phục vụ nhân dân, nên lấy nội dung làm chính, chẳng hay hớm gì cờ hoa, khẩu hiệu, dù che, ô mở, vừa tốn kém, vừa xa dân. Ấy là tôi nói thế thôi chứ anh làm thế nào thì làm sao tôi cản được.

Vị cán bộ con phàn nàn:

- Bố quá đáng, khắt khe quá! Cứ cũ mãi. Đổi mới rồi. Cám ơn bố!

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Ngày 26 tháng 6 năm 1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khoá 1 tiến hành khai giảng trọng thể theo đúng nghi thức quân sự chính quy. Đoàn quân nhạc...
Sau ngày 06 tháng 3 năm 1946, tôi đang chiến đấu ở vùng ven thành phố Sài Gòn thì được giao nhiệm vụ về Mỹ Tho, Tân An quy tụ các đồng chí, tập...
Ngày 09 tháng 12 năm 1961, Bác Hồ có cuộc gặp với cán bộ, đảng viên lão thành cách mạng hai tỉnh “đỏ” Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là những đảng...
Năm 1962, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc.  Bác Hồ...
Mấy năm gần đây, Chính phủ đã chỉ thị cho các cơ quan dù mới thành lập cũng không được xây hội trường. Thật là chí lý. Vì nhiều vụ, hội,...
Anh Việt Phương có kể câu chuyện về một cháu bé con một đồng chí cán bộ Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan, rồi vì công tác, buổi...
Hồ Chí Minh cho rằng “muốn làm bạn phải hiểu nhau”. Nếu “không hiểu nhau không thành bạn”. Tất cả công việc “làm bạn” là để cùng...
Tháng 02 năm 1948, chừng ít ngày sau tết Nguyên đán, tôi lại được gặp Bác Hồ. Lúc này tôi đã chuyển sang làm sĩ quan ở Cục Tuyên huấn quân đội,...
Tháng 12 năm 1994, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trên đất...
Ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, Bác Hồ đã vận động “diệt giặc dốt”. Bao nhiêu lớp “bình dân” đã được mở, vợ dạy...
“Lập” tiếng Hán có nhiều nghĩa. Là “đứng thẳng” như “lập nghiêm”, là “đặt” như “thành lập”, là “tức thì” như “lập tức”......
Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khu nhà cao tầng cũ, mới được mang tên là khu tập thể, chung cư, cư xá. Trong khu dân cư này có rất...
Trang 1 2 3 4 5