Thông thường con cái chưa đến tuổi 18, nếu mắc sai lầm hoặc phạm tội, pháp luật buộc cha mẹ chịu trách nhiệm thay cho con. Việt Nam ta có câu “Con dại, cái mang. “Cái” là một từ Việt cổ, nghĩa là “mẹ”.

Đối với người cán bộ cách mạng, có lúc phong trào lên xuống, đồng chí phạm sai sót, lỗi chính lại không phải ở quần chúng, ở người thừa hành. Mà có thể là do đường lối giữ không vững, phương pháp vận dụng máy móc, giáo điều, kế hoạch không tỉ mỉ nên dẫn đến không thành công, thất bại. “Đóng góp” và có khi “quyết định” sự thất bại đó là do cán bộ phụ trách.

Ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ phụ trách lãnh đạo có nêu cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần tự phê bình, lòng thương yêu, độ lượng mới đảm nhiệm việc rèn luyện, giáo dục con cái, công nhân, đồng bào, chiến sĩ. Mỗi khi công việc chưa đem lại kết quả như mong muốn, người phụ trách thấy mình thiếu sót, tự phê bình, dám nhận trách nhiệm về mình - người ấy mới rất đáng khâm phục.

Chúng ta thường thấy trong cơ quan, đơn vị đôi lúc ai đó có khuyết điểm thì cán bộ phụ trách cơ quan coi như mình “vô can”, người thì “đao to búa lớn”, kẻ thì “đắm đò giặt mẹt”, nhân thể cho thêm một đòn “chí tử”. Đó là những biểu hiện thiếu chân thành, không thương yêu người có lỗi, thiếu trách nhiệm chung.

Năm 1946, khi thành lập Chính phủ kháng chiến, Bác có nói:

“Về ông Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần, ông Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam và về ông Chủ tịch Quân ủy hội Vũ Hồng Khanh, không có mặt ở đây. Lúc nước nhà đang gặp khó khăn các ông ấy lại bỏ đi. Nay không có họ ở đây, chúng ta cũng cứ gánh vác được như thường. Nhưng nếu anh em biết nghĩ lại mà trở về thì chúng ta vẫn hoan nghênh. Nếu trong Chính phủ có người khác lầm lỗi ấy tôi xin chịu, xin gánh vác và xin lỗi đồng bào...”

Ta cũng biết Bác đã không chỉ một lần này tự phê bình và “xin lỗi đồng bào”.

Có đồng chí bộ đội về hưu khẳng định:

- Muốn và dám nhận lỗi còn phải có lòng tự tin, tự trọng, có tinh thần dũng cảm nữa chứ!

Vâng, xin bạn đọc cứ bổ sung...

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Ngày 26 tháng 6 năm 1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khoá 1 tiến hành khai giảng trọng thể theo đúng nghi thức quân sự chính quy. Đoàn quân nhạc...
Sau ngày 06 tháng 3 năm 1946, tôi đang chiến đấu ở vùng ven thành phố Sài Gòn thì được giao nhiệm vụ về Mỹ Tho, Tân An quy tụ các đồng chí, tập...
Ngày 09 tháng 12 năm 1961, Bác Hồ có cuộc gặp với cán bộ, đảng viên lão thành cách mạng hai tỉnh “đỏ” Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là những đảng...
Năm 1962, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc.  Bác Hồ...
Mấy năm gần đây, Chính phủ đã chỉ thị cho các cơ quan dù mới thành lập cũng không được xây hội trường. Thật là chí lý. Vì nhiều vụ, hội,...
Anh Việt Phương có kể câu chuyện về một cháu bé con một đồng chí cán bộ Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan, rồi vì công tác, buổi...
Hồ Chí Minh cho rằng “muốn làm bạn phải hiểu nhau”. Nếu “không hiểu nhau không thành bạn”. Tất cả công việc “làm bạn” là để cùng...
Tháng 02 năm 1948, chừng ít ngày sau tết Nguyên đán, tôi lại được gặp Bác Hồ. Lúc này tôi đã chuyển sang làm sĩ quan ở Cục Tuyên huấn quân đội,...
Tháng 12 năm 1994, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trên đất...
Ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, Bác Hồ đã vận động “diệt giặc dốt”. Bao nhiêu lớp “bình dân” đã được mở, vợ dạy...
“Lập” tiếng Hán có nhiều nghĩa. Là “đứng thẳng” như “lập nghiêm”, là “đặt” như “thành lập”, là “tức thì” như “lập tức”......
Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khu nhà cao tầng cũ, mới được mang tên là khu tập thể, chung cư, cư xá. Trong khu dân cư này có rất...
Trang 1 2 3 4 5