Sau khi nhân dân ta tổng khởi nghĩa, giành được chính quyền, Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi “chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Người hô hào đồng bào ra sức tăng gia sản xuất không để một tấc đất hoang hóa. Tuân theo lời dạy của Hồ Chủ tịch, nhân dân ta đã tận dụng triệt để diện tích, trồng khoai trên các ụ chiến đấu, vỡ đất khai hoang trồng sắn, một số vườn hoa ở công sở đã trở thành những luống rau xanh.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Bác lên Việt Bắc, nay thì bản này, mai đến làng khác nhưng Bác vẫn duy trì công việc tăng gia sản xuất, phát động thi đua trồng rau, đặt giải thưởng cho “chiến sĩ tăng gia”, định tiêu chuẩn trọng lượng rau mỗi người phải nộp cho nhà bếp.

Cuối năm 1949, vườn su hào, bắp cải của các chiến sĩ cảnh vệ đang phát triển. Anh em thỉnh thoảng lại sang chăm các luống rau của Bác “tìm hiểu” cách chăm bón của Bác để áp dụng và ngấm ngầm thi đua với Bác.

Đang trông chờ một vụ bội thu thì có lệnh di chuyển cơ quan. Các chiến sĩ cảnh vệ kháo nhau: “Không biết cái ông nào đạo diễn oái ăm thế...”. Anh em bảo đành “gặt lúa non” vậy, định bụng trước hôm đi sẽ “nhổ hết” giải quyết “chiến trường”. Có anh còn nêu sáng kiến bí mật đột kích vào vườn của Bác “tận thu” ớt non, già, xanh, đỏ... và cả rau thơm. Và muốn làm được việc này, trước hết phải đi “trinh sát”.

Một buổi chiều, có anh lân la, giả vờ tạt qua vườn của Bác. Anh thấy Bác đang xới đất, đặt hạt trồng bầu, bí, mướp. Mừng quá, anh trinh sát về báo tin “không di chuyển” nữa đâu!

- Ai bảo thế?

- Đấy, “sang” mà xem Bác đang trồng mới rau.

Tiểu đội trưởng nghi nghi, ngờ ngờ, đích thân tới kiểm tra nguồn tin.

- Thưa Bác, cơ quan không chuyển nữa ạ?

- Chuyển chứ, sao lại không?

- Vì cháu thấy Bác đang trồng bầu… nên nghĩ rằng cứ ở đây.

Bác đứng lên, cười tủm tỉm rồi nói:

- Các cháu sao lại nghĩ ngắn vậy. Ta cứ trồng, rau lên xanh, ta không ăn thì đồng bào ăn, lo gì. Mà con đường này các chú còn qua lại. Ra tết không có rau, đến mà xin đồng bào. Mà này, chớ có mà cắt su hào non đấy!

Tiểu đội trưởng lè lưỡi:

- Cái gì ông Cụ này cũng biết trước.

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Ngày 26 tháng 6 năm 1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khoá 1 tiến hành khai giảng trọng thể theo đúng nghi thức quân sự chính quy. Đoàn quân nhạc...
Sau ngày 06 tháng 3 năm 1946, tôi đang chiến đấu ở vùng ven thành phố Sài Gòn thì được giao nhiệm vụ về Mỹ Tho, Tân An quy tụ các đồng chí, tập...
Ngày 09 tháng 12 năm 1961, Bác Hồ có cuộc gặp với cán bộ, đảng viên lão thành cách mạng hai tỉnh “đỏ” Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là những đảng...
Năm 1962, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc.  Bác Hồ...
Mấy năm gần đây, Chính phủ đã chỉ thị cho các cơ quan dù mới thành lập cũng không được xây hội trường. Thật là chí lý. Vì nhiều vụ, hội,...
Anh Việt Phương có kể câu chuyện về một cháu bé con một đồng chí cán bộ Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan, rồi vì công tác, buổi...
Hồ Chí Minh cho rằng “muốn làm bạn phải hiểu nhau”. Nếu “không hiểu nhau không thành bạn”. Tất cả công việc “làm bạn” là để cùng...
Tháng 02 năm 1948, chừng ít ngày sau tết Nguyên đán, tôi lại được gặp Bác Hồ. Lúc này tôi đã chuyển sang làm sĩ quan ở Cục Tuyên huấn quân đội,...
Tháng 12 năm 1994, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trên đất...
Ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, Bác Hồ đã vận động “diệt giặc dốt”. Bao nhiêu lớp “bình dân” đã được mở, vợ dạy...
“Lập” tiếng Hán có nhiều nghĩa. Là “đứng thẳng” như “lập nghiêm”, là “đặt” như “thành lập”, là “tức thì” như “lập tức”......
Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khu nhà cao tầng cũ, mới được mang tên là khu tập thể, chung cư, cư xá. Trong khu dân cư này có rất...
Trang 1 2 3 4 5