Thanh niên là tờ báo do Bác Hồ sáng lập, chủ biên, quản lý và tổ chức phát hành tại Quảng Châu trong những năm 1926 - 1927.

Thanh niên số 65(1) có đăng bài “Hy sinh” mà các nhà nghiên cứu sơ bộ kết luận là do Bác viết. Trong bài có đoạn: “Làm cách mạng phải hy sinh, hy sinh quyền lợi... hy sinh ý kiến. Đã làm việc công mà còn giữ tình riêng thì chưa biết hy sinh”.

Nhiều cán bộ cấp cao đến anh em chiến sĩ cảnh vệ đều nhận thấy: “Bác chẳng hề ép buộc ai theo ý riêng của mình”.

Phải chăng đó là tầm vóc tư duy cao cả của Bác? Là lòng nhân từ bao dung độ lượng? Là sự tôn trọng thật lòng “dân chủ” đối với người khác? Là sự dám hy sinh, biết hy sinh?

Một lần Bác đến thăm công trường Việt Trì. Ánh nắng đầu xuân bừng sáng sau một cơn mưa nhẹ, Bác bước khoan thai, đẹp là thế, anh cán bộ nhiếp ảnh chạy theo quay đi quay lại vẫn chưa “ghi” được kiểu nào. Anh ta chạy đến Bác, kéo áo Bác, xin phép Bác dừng chân để chụp ảnh. Nhiều người đi theo xì xào “sao làm thế”, “gan to thật”…

Bác tươi cười, nhẹ nhàng nói:

- Việc Bác, Bác làm. Việc chú, chú làm. Sao chú lại bắt Bác làm theo ý chú? - Tuy nói vậy mà Bác vẫn thương, Bác dừng lại nghe một kỹ sư báo cáo. Anh cán bộ nhiếp ảnh chụp được cả ảnh, được cả một bài học nhớ đời.

(1) Số báo phát hành tháng 01 năm 1972, tài liệu lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Ngày 26 tháng 6 năm 1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khoá 1 tiến hành khai giảng trọng thể theo đúng nghi thức quân sự chính quy. Đoàn quân nhạc...
Sau ngày 06 tháng 3 năm 1946, tôi đang chiến đấu ở vùng ven thành phố Sài Gòn thì được giao nhiệm vụ về Mỹ Tho, Tân An quy tụ các đồng chí, tập...
Ngày 09 tháng 12 năm 1961, Bác Hồ có cuộc gặp với cán bộ, đảng viên lão thành cách mạng hai tỉnh “đỏ” Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là những đảng...
Năm 1962, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc.  Bác Hồ...
Mấy năm gần đây, Chính phủ đã chỉ thị cho các cơ quan dù mới thành lập cũng không được xây hội trường. Thật là chí lý. Vì nhiều vụ, hội,...
Anh Việt Phương có kể câu chuyện về một cháu bé con một đồng chí cán bộ Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan, rồi vì công tác, buổi...
Hồ Chí Minh cho rằng “muốn làm bạn phải hiểu nhau”. Nếu “không hiểu nhau không thành bạn”. Tất cả công việc “làm bạn” là để cùng...
Tháng 02 năm 1948, chừng ít ngày sau tết Nguyên đán, tôi lại được gặp Bác Hồ. Lúc này tôi đã chuyển sang làm sĩ quan ở Cục Tuyên huấn quân đội,...
Tháng 12 năm 1994, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trên đất...
Ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, Bác Hồ đã vận động “diệt giặc dốt”. Bao nhiêu lớp “bình dân” đã được mở, vợ dạy...
“Lập” tiếng Hán có nhiều nghĩa. Là “đứng thẳng” như “lập nghiêm”, là “đặt” như “thành lập”, là “tức thì” như “lập tức”......
Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khu nhà cao tầng cũ, mới được mang tên là khu tập thể, chung cư, cư xá. Trong khu dân cư này có rất...
Trang 1 2 3 4 5