Cuối năm 1968, Tổng cục trưởng Lâm nghiệp được Bác mời lên báo cáo về tình hình trồng cây gây rừng. Sau khi thú thật với Bác là mấy năm nay, phần thì thiên tai, lũ lụt, phần thì địch phá hoại, phần lớn nữa là dân chặt cây, đốt rừng, phá rừng, gây cháy rừng nên rừng bị phá hoại nhiều trong khi dân vẫn cần nhiều gỗ để làm nhà, nhà nước cần giữ rừng để chống lụt, giữ nước đầu nguồn… Tổng cục trưởng nói:

- Cứ đà này ít lâu nữa là ta “hoàn thành kế hoạch triệt để phá rừng” Bác ạ!

Câu nói đùa mà thật nghiêm túc, tuy có vẻ bi quan.

Bác ngồi lặng yên, nói với anh cả Nguyễn Lương Bằng có thể sắp xếp để Bác đi thăm rừng.

Và tết năm 1969, Bác lại viết bài “Tết trồng cây”.

Một đồng chí ở Nghệ An cho biết vào cuối năm 1961 trong lần nói chuyện với toàn Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An. Bác đã mách cho biết trồng cây gây rừng là rất quan trọng. “Bây giờ dân chưa thấy đâu. Có khi các chú cũng chưa thấy”.

Người phổ biến kinh nghiệm: “Trồng cây 5 năm là có thu hoạch. Thí dụ như: nhãn 5 năm có quả, dừa 7 năm, bưởi nếu chiết thì nhanh hơn. Cây thầu đâu(1) 3 năm có thể làm cột được. Lấy trung bình cây 7 năm, cây 5 năm, cây 2 năm, ta cho là cây 5 năm. Nếu trồng cây nào tốt cây ấy thì trong 5 năm lợi rất to: cây thì làm gỗ được, cây thì ăn quả được… Nông thôn của ta, nhà ở của đồng bào phần nhiều đang ọp ẹp, tối tăm chẳng ra sao, chẳng có hàng lối gì? Có phải thế không? Dân sinh là cái gì? Là cái ăn, cái mặc, cái ở. Ba cái đó đều quan trọng. Ăn, mình tăng gia được. Mặc, mình tăng gia sản xuất được. Chứ còn nhà ở thì sao? Muốn làm nhà ở phải có cái gì? Gỗ - muốn có gỗ thì phải trồng cây...”

Bác hỏi đồng chí Bí thư:

- Năm nay Nghệ An định trồng mấy triệu cây?

Bác nhấn mạnh chữ “định” ý nhắc Nghệ An là đã “quyết” chưa?

- Dạ, thưa Bác, kế hoạch là 19 triệu cây ạ.

Bác giao hẹn:

- Các chú cứ làm sao năm nay trồng được 15 triệu cây tốt. Trồng cây nào, sống cây ấy, chứ 19 triệu cây mà chết mất nửa thì vô ích.

39 đồng chí Tỉnh ủy viên, trong đó có 3 nữ (không được một phần mười, “ít quá” (như Bác đã nhận xét buổi đầu câu chuyện), đều hứa với Bác sẽ thực hiện đúng lời Bác dạy.

(1) Thầu đâu là gọi theo tiếng địa phương. Khu Bốn, các địa phương khác ở miền Bắc gọi là cây xoan.

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Ngày 26 tháng 6 năm 1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khoá 1 tiến hành khai giảng trọng thể theo đúng nghi thức quân sự chính quy. Đoàn quân nhạc...
Sau ngày 06 tháng 3 năm 1946, tôi đang chiến đấu ở vùng ven thành phố Sài Gòn thì được giao nhiệm vụ về Mỹ Tho, Tân An quy tụ các đồng chí, tập...
Ngày 09 tháng 12 năm 1961, Bác Hồ có cuộc gặp với cán bộ, đảng viên lão thành cách mạng hai tỉnh “đỏ” Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là những đảng...
Năm 1962, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc.  Bác Hồ...
Mấy năm gần đây, Chính phủ đã chỉ thị cho các cơ quan dù mới thành lập cũng không được xây hội trường. Thật là chí lý. Vì nhiều vụ, hội,...
Anh Việt Phương có kể câu chuyện về một cháu bé con một đồng chí cán bộ Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan, rồi vì công tác, buổi...
Hồ Chí Minh cho rằng “muốn làm bạn phải hiểu nhau”. Nếu “không hiểu nhau không thành bạn”. Tất cả công việc “làm bạn” là để cùng...
Tháng 02 năm 1948, chừng ít ngày sau tết Nguyên đán, tôi lại được gặp Bác Hồ. Lúc này tôi đã chuyển sang làm sĩ quan ở Cục Tuyên huấn quân đội,...
Tháng 12 năm 1994, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trên đất...
Ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, Bác Hồ đã vận động “diệt giặc dốt”. Bao nhiêu lớp “bình dân” đã được mở, vợ dạy...
“Lập” tiếng Hán có nhiều nghĩa. Là “đứng thẳng” như “lập nghiêm”, là “đặt” như “thành lập”, là “tức thì” như “lập tức”......
Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khu nhà cao tầng cũ, mới được mang tên là khu tập thể, chung cư, cư xá. Trong khu dân cư này có rất...
Trang 1 2 3 4 5