Nhiều người trong chúng ta đều biết, vào năm 1951, Bác Hồ có dịch cuốn “Tỉnh ủy bí mật” từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Nói là “dịch” nhưng thật ra, Bác đã “sáng tạo”, đã dùng một phong cách viết gần gũi công nông, nhằm đối tượng chính là chiến sĩ, người dân thường để “toàn dân, gái, trai, già, trẻ, sĩ, nông, công, thương, ai cũng có thể tham gia (du kích)”.

Bác viết:

“Mấy lời giới thiệu,

Lần này là lần đầu tiên mà tôi viết bài tựa cho quyển sách, vì quyển sách này ra đúng dịp. Nó ra trong lúc chúng ta đang cố đẩy mạnh phong trào du kích. Kinh nghiệm du kích ở Liên Xô, ở Trung Quốc và nước ta chứng tỏ rằng du kích là một lực lượng cực kỳ to lớn trong chiến tranh giải phóng dân tộc. Sức du kích thật mạnh thì chiến tranh giải phóng nhất định thắng lợi.

Tổ chức chặt chẽ và rộng khắp, trong vùng địch và xung quanh vùng địch, làng nào, huyện nào, tỉnh nào cũng có du kích thì nó trở thành một tấm lưới sắt, một thứ “thiên la, địa võng” mà địch không tài gì thoát ra được.

Địch đi đến đâu cũng bị chặn đánh. Địch làm cái gì cũng bị phá hoại. Du kích làm cho địch có mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc, có chân tay cũng như què. Một bộ phận địch thì bị du kích tỉa dần, tỉa mòn. Bộ phận địch còn sống sót, thì ăn không ngon, ở không yên, nghe gió thổi chim kêu cũng hoảng sợ, rồi cũng bị du kích tiêu diệt nốt. Du kích tổ chức khéo, thì toàn dân gái trai già trẻ, sĩ nông công thương, ai cũng có thể tham gia. Người thì lo đánh giặc, người thì lo tiếp tế, tình báo, liên lạc, tuyên truyền. Mọi người đều có dịp phụng sự Tổ quốc.

Muốn đạt được mục đích ấy, cần có mấy điều(1):

- Đoàn thể và chính phủ phải tăng cường lãnh đạo phong trào du kích.

- Tư tưởng của cán bộ và nhân dân phải thấu suốt: Tin tưởng sâu sắc vào chính sách của đoàn thể và chính phủ. Tin tưởng sâu sắc vào lực lượng của nhân dân, vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc.

 

(1) Trong bản gốc có thêm một chữ “chính” viết bằng bút mực.

- Cán bộ phải đi thật sát với dân, phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu.

- Nhân dân phải nồng nàn yêu nước và sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, cho hạnh phúc tương lai của giống nòi.

Ta có sẵn nền tảng nhân dân, chỉ cần củng cố thêm. Ta sẵn có cán bộ, chỉ cần đào tạo thêm. Ta sẵn có phong trào du kích, chỉ cần ra sức phát triển thêm.

Kinh nghiệm du kích ở Liên Xô sẽ giúp thêm chúng ta và chúng ta nhất định thành công trong việc đẩy mạnh phong trào du kích.

02/9/1951

H.C.M”

Kèm theo “Lời giới thiệu” này, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam còn một thư nhỏ của Bác như sau:

“Tố Hữu

Các chú cùng vài anh em công nông, xem và sửa chữa quyển này, rồi cho in.

Thế nào, báo cáo cho B(1) biết.

Quyển 2 sẽ tiếp tục dịch.

Quyển 3 đang viết thư hỏi.

Thân ái”.

(1) B viết tắt chữ “Bác”.

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Nhiều cán bộ, đi đâu, dự đâu lúc nào cũng nhờ văn phòng, thư ký, trợ lý hoặc là viết sẵn bài phát biểu hoặc là chấp bút, gạch đầu dòng....
Đầu năm 1969, Bác “đột kích” đi kiểm tra kế hoạch trồng cây của các tỉnh Vĩnh Phúc, Sơn Tây... Cùng đi với Bác có cả một đồng chí tỉnh...
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thi hành Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút...
Năm 1945, cuối tháng 5, Bác chỉ thị cho các đồng chí Lê Thiết Hùng, Hoàng Minh Thảo và một số đồng chí nữa, đi Nam tiến. Đồng chí Hoàng đến...
Con người là sản phẩm của thiên nhiên, của vũ trụ, của đất, trời mấy triệu năm nay vẫn chưa hoàn thiện, cả hình thể và tâm hồn. “Bàn...
Năm 1945, sau khi nhân dân ta giành được độc lập theo kế hoạch giải giáp quân đội Nhật đầu hàng, quân đội Tưởng lốc nhốc vào nước ta, đứng...
Những ai đã trải qua kháng chiến chống Mỹ ở Hà Nội, đều biết “cơm độn”. Độn mỳ sợi là sang nhất. Độn ngô cám, độn mỳ bột, độn...
Ngày 18 tháng 01 năm 1949, tức là ngày 20 tháng chạp năm Mậu Tý, Hồ Chủ tịch dự lễ bế mạc và nói chuyện với thành viên Hội nghị cán bộ Đảng...
Năm 1995, theo chỉ thị của Tổng Bí thư Đỗ Mười, Viện Mác - Lênin - Hồ Chí Minh được cử một đoàn cán bộ đi sưu tầm, tiếp cận tất cả...
Vào năm 1943 - 1944, đồng chí Đinh Chương, người Cao Bằng được ở gần Bác một thời gian. Trong một lần ngồi cạnh Bác, Bác đã đọc cho ghi một...
Tháng 6 năm 1946, với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh đã đến Paris. Nhiều...
Năm 1945, vừa mới giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh thành lập Ủy ban cải cách giáo dục. Chủ tịch nước đã mời các vị Nguyễn...
Trang 1 2 3 4 5