Có một cán bộ ngoài tám mươi tuổi nói chuyện với thanh niên, bà con thôn xóm thường mở đầu bằng hai chữ “ngày xưa”. Bọn trẻ tặng cụ danh hiệu “ông già khốt ta bít” (theo tên gọi một phim Liên Xô trước đây) hoặc cụ “hâm tỷ độ”.

Tuy nhiên một số lớn câu chuyện cụ kể cho con cháu trong nhà rất đúng, rất hay là đằng khác. Ví dụ như một câu chuyện sau:

Con trai cụ cũng đã hơn năm mươi “cái lá vàng rơi” làm đến chức cũng coi là cao lắm. Thỉnh thoảng cụ nghe anh ta nói điện thoại báo ngày, giờ sẽ đến, sẽ xuống địa phương, yêu cầu chuẩn bị điều này, việc nọ, nhắc nhở “khâu” đón tiếp các nhà báo, truyền hình “cho tế nhị”.

Hai, ba ngày sau, ông “quý tử” mang một băng video về, chiếu lên tivi nhà, thấy quang cảnh đón rước, nhậu nhẹt, linh đình, ầm ĩ. Cụ chỉ im lặng ngồi xem.

Nhân một buổi vắng nhà, chỉ có hai bố con, cụ gọi anh con trai đến bàn đôi ba việc gia đình. Sau đó cụ nói:

- Ngày xưa ấy mà (đúng là cụ ngày xưa), bố ở Việt Bắc rồi hòa bình về Hà Nội được đón tiếp nhiều lần Bác Hồ trong doanh trại, trên hội trường, lúc thì ở sân vận động, khi thì ở bãi cỏ bên núi... ít thấy khẩu hiệu, cờ xí lắm. Có lần Trung ương Hội Phụ nữ đón Bác, làm cổng chào hoa ồn ào. Bác không đi qua cổng đó, quay ra sau vào nhà khá lâu mà các bà, các chị ở phía trước cứ chờ mãi. Sau mới biết là Bác đã đến. Có chị phàn nàn:

- Chúng cháu đón Bác ở cổng lâu quá.

Bác cười nhỏ nhẹ:

- Cảm ơn các cô đã đón Bác. Nhưng Bác có phải vua đâu mà bày vẽ ra thế!

Ông con biết ngay ý của bố “ngày xưa” cãi:

- Bây giờ nó khác - anh ta tế nhị bỏ vế câu “ngày xưa khác” - bố ạ.

Cụ “ngày xưa” thủng thẳng nói:

- Có cái khác, có cái không thể khác, không gì khác, không nên khác, không được khác. Bác dạy: “Cán bộ là đầy tớ nhân dân. Xuống địa phương để làm việc cũng là phục vụ nhân dân, nên lấy nội dung làm chính, chẳng hay hớm gì cờ hoa, khẩu hiệu, dù che, ô mở, vừa tốn kém, vừa xa dân. Ấy là tôi nói thế thôi chứ anh làm thế nào thì làm sao tôi cản được.

Vị cán bộ con phàn nàn:

- Bố quá đáng, khắt khe quá! Cứ cũ mãi. Đổi mới rồi. Cám ơn bố!

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Nhân gặp một anh Chủ tịch Ủy ban nhân dân làng, tôi có hỏi cảm tưởng của anh về bức thư của Cụ Hồ gửi cho các ủy ban nhân dân mới đây....
Bà Đặng Quỳnh Anh, năm 1911, bấy giờ chưa đầy hai mươi tuổi, đã theo các anh “Hội kín” vượt Trường Sơn, sang Xiêm, nuôi chí nguyện theo cha chú...
Sau hơn mười năm từ giã Tổ quốc ra đi, làm thủy thủ, làm thợ, làm nghề mà các ông bà quý phái cho là không danh giá gì, anh Nguyễn Tất Thành...
Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp rằng: “Ở nước chúng tôi, có câu “Ký sở bất dục, vật thi ư nhân”...
Bộ đội khu Ba trong kháng chiến chống Pháp thường kể chuyện, phàn nàn nhưng vẫn thích thú về một Trung đoàn trưởng hay quát mắng, có khi “ục”...
Sách “Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch” do Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội xuất bản năm 1956, trang 51, 52 có bài “Tự phê bình” của Hồ...
Sau khi nhân dân giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, nước cộng hòa non trẻ Việt Nam đứng trước muôn vàn...
Có không ít người cho rằng muốn làm được gương phải hiểu hết mọi việc, phải có học vấn cao... Điều đó không hoàn toàn đúng. Bác Hồ, trong...
Bảo tàng cách mạng Việt Nam có một bản sách, bìa ngoài in hai chữ đậm nét “Đảng ta”. Trên trang này còn có dòng chữ ở góc trái “Tủ sách tuyên...
Qua cầu Long Biên, không đi thẳng lên Bắc Ninh mà rẽ tay trái dọc theo sông Nhĩ, sau này người Pháp đặt tên là sông Hồng, ta sẽ thấy phía phải,...
Thời bao cấp có một số thủ trưởng lên xe, xuống xe, đến cơ quan, đơn vị, địa phương làm việc xong được mời “cơm rau” (mà thịt cá tú...
Tháng 6 năm 1969, ba tháng trước khi Bác đi xa, Bác mời một số cán bộ phụ trách công tác giáo dục thanh niên, thiếu niên đến làm việc với Bác bàn...
Trang 1 2 3 4 5