Ta thường được huấn luyện rằng “vấn đề đầu tiên là đường lối”. Rất đúng. Như hai cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, như các anh hùng “Bình Tây đại nguyên soái”, như Phan Đình Phùng, tuy có thừa lòng yêu nước nhưng thiếu “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” kết tinh vào đường lối nên chưa thành công. Sau đó là gì? “Cán bộ quyết định tất cả”! Đây là câu của Stalin. Rất chính xác. Ngay cả các loại hình tôn giáo cũng phải cần đến một thầy rao giảng, mục sư, linh mục, thầy chùa, đại đức, hòa thượng…

Theo Bác Hồ còn phải bổ sung một yếu tố nữa mới thành công: Đó là phương pháp.

Cũng là đánh giặc, đường lối đúng, chủ trương sát hợp, cán bộ quyết tâm, nhưng phương pháp sai, có khi không thắng, hòa, lỗ vốn. Điện Biên Phủ là một bằng chứng. Nếu mà nghe ai đó cứ “tốc chiến, tốc thắng” thì chậm, lâu mới có trận đánh “chấn động địa cầu”.

Ai cũng biết “đoàn kết là sức mạnh”. Ai, nắm chắc – lời dạy của Bác “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công” nhưng cách làm - tức là phương pháp đoàn kết thế nào để thành công đâu phải chuyện dễ.

Hô hào “đoàn kết” mà anh “tự phê bình”, “tự chỉ trích” không làm. Còn góp ý xây dựng với đồng chí thì anh đỏ mắt, tức tối, đập bàn khua ghế! Anh chẳng nhường ai, chẳng “hi sinh” ý kiến gì. Toàn dùng những “đòn nặng ký”!

Bác Hồ không như thế. Bác phê bình nhẹ nhàng, dùng từ ngữ “êm ái” mà sâu sắc, người được “phê” vui vẻ chấp nhận, thấy có lỗi, sửa chữa. Sai sót của cơ quan, Chính phủ, cán bộ, Bác xin nhận lỗi với đồng bào. Bác đoàn kết với mọi người đảng viên, chiến sỹ, bảo vệ, bộ trưởng, linh mục, sư tăng, đồng bào dân tộc ít người, bạn bè nhân dân thế giới, động viên toàn thể dân tộc “con Rồng, cháu Tiên” vào công việc nước, lấy “Tổ quốc trên hết”, không bỏ sót ai, sang hèn, giàu nghèo, nhiều chữ, ít chữ, quan lại cũ, thông ký xưa… trong giữ nước, dựng nước.

Việc khác như học tập nước bạn, Bác cũng có phương pháp riêng. Người ta lập chính quyền “Xô Viết công nhân và binh lính”, sau đó mới thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, lập nước “dân chủ cộng hòa”. Sau này báo chí có nói tới “chính quyền vô sản chuyên chính” theo cách của một nước khác. Có người hỏi tại sao không “theo” Liên Xô? Bác trả lời:

- Không theo Liên Xô không phải là mình không mác xít. Theo Liên Xô chưa hẳn đã là mác xít. Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là để xây dựng vào điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Ví dụ “đại đoàn kết”.

Có đường lối, có cán bộ mà không có phương pháp đúng việc sẽ không thành. Cán bộ ta không ít người chưa coi trọng phương pháp, nên lấy lời dạy của Bác làm lòng.

Trích từ cuốn sách “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản.

Các câu chuyện về Bác khác
Nhân gặp một anh Chủ tịch Ủy ban nhân dân làng, tôi có hỏi cảm tưởng của anh về bức thư của Cụ Hồ gửi cho các ủy ban nhân dân mới đây....
Bà Đặng Quỳnh Anh, năm 1911, bấy giờ chưa đầy hai mươi tuổi, đã theo các anh “Hội kín” vượt Trường Sơn, sang Xiêm, nuôi chí nguyện theo cha chú...
Sau hơn mười năm từ giã Tổ quốc ra đi, làm thủy thủ, làm thợ, làm nghề mà các ông bà quý phái cho là không danh giá gì, anh Nguyễn Tất Thành...
Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp rằng: “Ở nước chúng tôi, có câu “Ký sở bất dục, vật thi ư nhân”...
Bộ đội khu Ba trong kháng chiến chống Pháp thường kể chuyện, phàn nàn nhưng vẫn thích thú về một Trung đoàn trưởng hay quát mắng, có khi “ục”...
Sách “Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch” do Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội xuất bản năm 1956, trang 51, 52 có bài “Tự phê bình” của Hồ...
Sau khi nhân dân giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, nước cộng hòa non trẻ Việt Nam đứng trước muôn vàn...
Có không ít người cho rằng muốn làm được gương phải hiểu hết mọi việc, phải có học vấn cao... Điều đó không hoàn toàn đúng. Bác Hồ, trong...
Bảo tàng cách mạng Việt Nam có một bản sách, bìa ngoài in hai chữ đậm nét “Đảng ta”. Trên trang này còn có dòng chữ ở góc trái “Tủ sách tuyên...
Qua cầu Long Biên, không đi thẳng lên Bắc Ninh mà rẽ tay trái dọc theo sông Nhĩ, sau này người Pháp đặt tên là sông Hồng, ta sẽ thấy phía phải,...
Thời bao cấp có một số thủ trưởng lên xe, xuống xe, đến cơ quan, đơn vị, địa phương làm việc xong được mời “cơm rau” (mà thịt cá tú...
Tháng 6 năm 1969, ba tháng trước khi Bác đi xa, Bác mời một số cán bộ phụ trách công tác giáo dục thanh niên, thiếu niên đến làm việc với Bác bàn...
Trang 1 2 3 4 5