Trang chủ  >  Triển lãm sách
Chia sẻ
Tấm Gương Bác Ngọc Quý Của Mọi Nhà - Tìm Người Tài Đức
Tác giả : ThS. Đào Thị Lệ Hằng; Tuệ Minh bs, tc
Phát hành bởi : NXB Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam - Vinabook JSC
Năm phát hành : 2020
Sách trưng bày
Từ ngàn xưa, “chiêu hiền đãi sĩ”, trọng dụng nhân tài” vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống này được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng chiến lược và thực hiện xuyên suốt trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, giải phóng dân tộc.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi “Nhân tài và kiến quốc”, trong đó Người viết: “Nay muốn giữ vững nền độc lập chúng ta phải đem hết lòng hăng hái vào kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển, càng thêm nhiều”. Quan điểm, tư tưởng trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa được nhấn mạnh trong Chỉ thị “Tìm người tài đức”. Trong bài viết này Người khẳng định: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài đức”.

Với tư tưởng dùng người, cách sử dụng nhân tài, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đặt niềm tin vào nhân dân, tin ở lòng yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trọng dụng rất nhiều người tài năng, nhất là các bậc nhân sĩ, trí thức vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Cuốn sách “Tìm người tài đức” ghi lại những câu chuyện về việc Bác Hồ trọng dụng nhân tài và hồi ức cảm động của một số nhân sĩ, trí thức về Bác.
Bạn chưa đang nhập
Tấm Gương Bác Ngọc Quý Của Mọi Nhà - Tìm Người Tài Đức
Tác giả:  ThS. Đào Thị Lệ Hằng; Tuệ Minh bs, tc
Phát hành bởi: NXB Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam - Vinabook JSC
Năm phát hành: 2020
Tác giả : ThS. Đào Thị Lệ Hằng; Tuệ Minh bs, tc
Sách trưng bày
Từ ngàn xưa, “chiêu hiền đãi sĩ”, trọng dụng nhân tài” vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống này được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng chiến lược và thực hiện xuyên suốt trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, giải phóng dân tộc.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi “Nhân tài và kiến quốc”, trong đó Người viết: “Nay muốn giữ vững nền độc lập chúng ta phải đem hết lòng hăng hái vào kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển, càng thêm nhiều”. Quan điểm, tư tưởng trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa được nhấn mạnh trong Chỉ thị “Tìm người tài đức”. Trong bài viết này Người khẳng định: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài đức”.

Với tư tưởng dùng người, cách sử dụng nhân tài, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đặt niềm tin vào nhân dân, tin ở lòng yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trọng dụng rất nhiều người tài năng, nhất là các bậc nhân sĩ, trí thức vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Cuốn sách “Tìm người tài đức” ghi lại những câu chuyện về việc Bác Hồ trọng dụng nhân tài và hồi ức cảm động của một số nhân sĩ, trí thức về Bác.
Sách nổi bật